Những kiêng kỵ khi làm cổng nhà theo phong thủy chuẩn nhất

Một quan điểm rất được ủng hộ trong thiết kế nhà đẹp và xây dựng công trình chính là cổng nhà không chỉ mang lại tính thẩm mỹ cao cho ngôi nhà mà nó còn mang lại sự may mắn cũng như tài lộc cho gia đình bạn. Các kiến trúc sư cho hay, phong thuỷ cổng nhà có tác dụng quan trọng đối với mọi công trình, dù là biệt thự phong cách châu Âu, biệt thự cổ điển, biệt thự Pháp, biệt thự hiện đại,… Do đó cách đặt cổng với những điều kiêng kỵ khi làm cổng nhà là nội dung bạn nên quan tâm.

Hình ảnh: Những kiêng kỵ khi làm cổng nhà theo phong thủy chuẩn nhất

Cổng không chỉ là nơi đi ra đi vào mỗi ngày mà còn là con đường thông ký từ bên ngoài vào bên trong nhà. Vì vậy, khi thiết kế xây dựng cổng nhà, gia chủ nên tìm hiểu kỹ, tham khảo các ý kiến từ chuyên gia để có được cách thực hiện đúng nhất từ kích thước, hình dáng và những kiêng kỵ khi làm cổng theo phong thủy.

HƯỚNG, VỊ TRÍ CỔNG NHÀ CẤM KỴ THEO PHONG THUỶ

Ngoài những điều kiêng kỵ nêu trên thì khi thiết kế cổng nhà, các bạn cũng cần lưu ý đến hướng và vị trí như sau:

  • Nếu gia chủ mệnh Kim thì không nên xây cổng theo hướng Nam. Bởi hướng Nam thuộc Hoả. Mà Hoả lại khắc Kim nên sẽ không có lợi cho chủ nhà.
  • Nếu gia chủ thuộc mệnh Mộc thì cần kiêng kỵ xây cổng theo hướng Tây Bắc và Tây. Theo phong thuỷ, hai hướng này thuộc hướng Kim. Mà Kim lại khắc Mộc. Do đó, không có lợi cho gia chủ.
  • Nếu chủ nhà mệnh Thuỷ thì không nên xây cổng theo hướng Đông Bắc và Tây Nam. Theo quan niệm phong thuỷ, hai hướng này thuộc mệnh Thổ. Mà Thổ khắc Thuỷ nên nếu xây cổng theo hướng này thì sẽ khiến gia chủ gặp bất lợi.
  • Nếu gia chủ mệnh Hoả thì không nên xây cổng theo hướng Bắc. Bởi theo phong thuỷ, hướng Bắc thuộc hành Thuỷ. Mà Thuỷ và Hoả lại khắc nhau. Do đó sẽ không tốt cho chủ nhà.
  • Nếu gia chủ thuộc mệnh Thổ thì cần tránh xây cổng hướng Đông Nam và hướng Đông. Bởi hai hướng này thuộc Mộc. Trong khi đó Mộc lại khắc Thổ. Vì vậy không tốt cho gia chủ.

Có thể bạn quan tâm: Cập nhật mới nhất chi tiết về thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà ở năm 2020

CÁCH TÍNH CHIỀU CAO VÀ CHIỀU RỘNG CỔNG NHÀ PHÙ HỢP VỀ PHONG THỦY

Đã có những đúc kết dân gian về chiều cao và chiều rộng của ngôi nhà, tuy nhiên không phải cổng càng cao hoặc cao bao nhiêu cũng là điều tốt. Cũng có những lập luận cho rằng nếu cổng quá cao hoặc quá rộng trong một số trường hợp cũng không phải là điều tốt.

Thiết kế chiều cao và chiều rộng của cổng nhà cần phải lưu ý đầu tiên tới sinh khí trước tiên theo cổng luân chuyển qua sân, vào nhà qua cửa chính và các cửa phụ. Chính vì vậy, có thể xem cổng chính là lối đi đầu tiên dẫn khí vào nhà, đồng thời cũng là một tấm hàng rào bảo vệ ngôi nhà bạn tránh khỏi những tác nhân xấu từ bên ngoài.

Hình ảnh: Nếu cổng quá cao hoặc quá rộng trong một số trường hợp cũng không phải là điều tốt

Xem ngay: [Tìm hiểu] quy định chiều cao tầng trệt đầy đủ nhất trong thiết kế biệt thự nhà đẹp

Để có thể chọn được chiều cao và chiều rộng của cổng phải căn cứ theo thước Lỗ Ban để chọn kích thước tốt. Nếu chọn theo Lỗ Ban được được kích thước tốt thì gia chủ cần phải lưu ý, kích thước chiều rộng phải là âm (số chẵn), kích thước chiều dài phải là dương (số lẻ). Nếu gia chỉ chọn cả hai kích thước chiều dài và chiều rộng của cửa nhà rơi vào một âm hoặc một dương thì sẽ rơi vào “Cô Âm Bất Sinh, Độc Dương Bất Trưởng”

Nếu hướng trổ cửa cổng mà có sao xấu chiếu tới trong vận đó mà không thể thay đổi hướng thì tốt nhất cửa cổng của gia chủ nên có kích thước nhỏ. Ngược lại cửa có sao tốt chiếu tới thì nên để kích thước cao rộng. Để cho khí xấu vào ít mà khí tốt có thể vào nhiều. Gia chủ có thể căn cứ vào trạch vận phi tinh bàn của căn nhà đó để xác định xem hướng cửa nào có sao xấu hoặc sao tốt chiếu vào.

Hình ảnh: Xây cổng theo Ngũ Hành là cần lựa chọn vật liệu, màu sắc và kiểu dáng phù hợp

Mặt khác, khi đã tính toán được vị trí đặt cửa cổng thì cần phải cố gắng đặt cửa trong 1 vị trí. Không nên đặt cửa có chiều rộng hay chiều cao quá hẹp bởi việc này sẽ khiến cổng không thu nạp được khí tốt vào nhà.

Còn nếu bạn để chiều dài và chiều rộng của cổng nhà quá lớn thì khí vào nhà sẽ bị tạp loạn, lai nhiễm vừa xấu vừa tốt dẫn đến mặc dù được đặt tại khí tốt đón khí tốt nhưng cửa cổng cũng đồng thời đón cả khí xấu.

Xem ngay: Chuyên gia giải đáp: xây nhà 2 cổng tốt hay xấu?

NHỮNG ĐIỀU KIÊNG KỴ KHI LÀM CỔNG NHÀ BẠN NÊN BIẾT

Trước hết là những điều kiêng kỵ khi làm cổng nhà bạn nên biết. Chúng tôi tin rằng khi bạn nắm vững các nguyên tắc này bạn sẽ chủ động hơn trong việc bố trí không gian ngôi nhà phong thủy. Những kiêng kỵ này áp dụng cả với thiết kế biệt thự mini, biệt thự 2 tầng, biệt thự 3 tầng hoặc biệt thự 1 trệt 1 lầu,…

Hình ảnh: Theo phong thuỷ, cổng lớn của ngôi nhà không được đối diện với cây to

Cụ thể, khi làm cổng nhà bạn bên chú ý những điều kiêng kỵ sau:

  • Cửa nhà vệ sinh không được đối diện với cổng lớn vào nhà: Theo phong thuỷ cổng chính là nơi sinh khí của trời đất vào nhà. Nếu bạn xây cửa nhà vệ sinh đối diện với cửa chính thì sinh khí ấy sẽ xộc thẳng vào nơi khí uế, âm khí nặng nề. Điều này là không nên.
  • Cổng nhà không được đối diện cửa phòng ngủ chính: Phòng ngủ là nơi thư giãn, nghỉ ngơi của gia chủ. Do vậy cần phải kín đáo, thanh tịnh. Trong khi đó, cổng chính lại là nơi mọi người ra vào thường xuyên. Do đó theo phong thuỷ sẽ dễ ảnh hưởng đến sức khoẻ gia chủ.
  • Tránh kín cổng cao tường: Kín cổng cao tường cũng là một trong những điều kiêng kỵ khi làm cổng nhà mà bạn cần biết. Khi thiết kế cổng nhà, bạn nên chừa ra 1 khoảng hở để giúp sinh khí lưu thông tốt, tránh tù hãm. Đồng thời không nên trồng quá nhiều cây um tùm che hết cổng.
  • Cổng nhà, cửa chính không được đối diện với thang máy: Nếu nhà bạn ở chung cư thì cần phải hết sức lưu ý, không được để cửa chính đối diện với thang máy. Bởi trong phong thuỷ, nếu cổng chính đối diện với thang máy thì mọi việc trong nhà đều có thể bị người ngoài nhìn thấy. Gia chủ có cảm giác bị soi mói, cuộc sống đời tư không được đảm bảo, dễ gặp thị phi. Ngoài ra, vấn đề này còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Từ đó có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của gia chủ.
  • Cổng nhà không được đối diện với bếp: Quan niệm dân gian cho rằng bếp là trái tim của ngôi nhà. Đồng thời, sức khoẻ và hạnh phúc gia đình cũng có mối liên hệ trực tiếp với nó. Chính vì vậy, nếu bạn để cửa bếp đối diện với cổng nhà thì tài khí, vận lộc sẽ lọt hết ra ngoài.
  • Cổng nhà không được đối diện với cây: Theo phong thuỷ, cổng lớn của ngôi nhà không được đối diện với cây to. Nếu không sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của gia chủ. Ngoài ra, trước cổng nhà không nên có hố nước, không hướng thẳng về phía nước chảy.

Để tham khảo những mẫu thiết kế nội thất biệt thự cổ điển mang thương hiệu SHAC, quý vị cũng có thể tham khảo tại đây:

[su_thong_tin_cong_ty]

Share:

Bài viết liên quan