Thủ tục xin cấp phép xây dựng nhà ở dân dụng cập nhật mới nhất
Xin giấy phép xây dựng nhà ở như thế nào bao gồm các thủ tục gì và có khó không ? Cần xin giấy phép xây dựng nhà ở thì liên hệ ở đâu..?? đó là những câu hỏi rất thường xuyên chúng tôi nhận được khi tiếp xúc với khách hàng.
Có thể nói giấy phép xây dựng như tấm vé thông hành đối với các chủ đầu tư, là tiền đề để họ có thể thực hiện việc xây dựng, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình. Vì vậy, việc tìm hiểu, nắm bắt các quy định pháp luật hiện hành về giấy phép xây dựng (như đối tượng phải xin cấp phép, điều kiện để được cấp phép, trình tự thủ tục xin cấp phép…) là rất cần thiết, giúp các chủ đầu tư tránh được những sai phạm đáng tiếc. Xoay quanh một số vấn đề pháp lí cơ bản về giấy phép xây dựng, bài viết dưới đây sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về vấn đề này.
YÊU CẦU CHUNG NHẤT CỦA BẢN VẼ HỒ SƠ XIN CẤP PHÉP XÂY DỰNG NHÀ Ở
Một cách rõ ràng thì càng tìm hiểu kỹ càng về đối tượng hoặc nội dung của công việc thì chúng ta sẽ càng có nhiều cơ hội “chủ động” trước mọi tình huống phát sinh. Do đó, đây là nội dung được chúng tôi mong muốn đề cập trước tiên đến bạn đọc. Vậy yêu cầu của bản vẽ hồ sơ xin phép xây dựng nhà ở là thế nào? Chúng tôi mời bạn đọc cùng theo dõi.
Bản vẽ hồ sơ xin cấp phép xây dựng nhà ở phải xác định rõ vị trí xây dựng, lộ giới, ranh giới, cấp công trình, tuổi thọ công trình.
Đối với những công trình nhà ở dưới 250m2, dưới 3 tầng: Cá nhân, hộ gia đình được tổ chức thiết kế được thiết kế phù hợp với quy hoạch và tự chịu trách nhiệm, chất lượng thiết kế và tác động đối với môi trường.
THÀNH PHẦN VÀ SỐ LƯỢNG HỒ SƠ XIN CẤP PHÉP XÂY DỰNG NHÀ Ở NÓI CHUNG
Để hoàn thiện quá trình xin cấp phép xây dựng thì các chủ đầu tư cần nhanh chóng chuẩn bị đầy đủ hồ sơ với thành phần được nêu như sau:
- 2 bộ hồ sơ cấp phép có đóng dấu của đơn vị tư vấn thiết kế. 9 ( Kích thước quy định: khổ A3)
- 1 chứng chỉ hành nghề kiến trúc và 1 giấy đăng ký kinh doanh (Photo công chứng)- do đơn vị thiết kế cung cấp.
- Bản phô tô sổ đỏ, kích thước mảnh đất hoặc trích lục bản đồ địa chính của phường xã ( công chứng).
MẪU BẢN VẼ HỒ SƠ XIN CẤP PHÉP XÂY DỰNG NHÀ Ở CẬP NHẬT ĐẦY ĐỦ NHẤT
Đây là phần nội dung khá quan trọng của bài viết cũng là nội dung chiếm dung lượng lớn nhất. Tại đây, chúng tôi sẽ nêu ra những điểm cơ bản nhất để giúp các chủ đầu tư có hình dung rõ nét và có sự chuẩn bị tốt nhất cho mình.
1) Bìa hồ sơ xin cấp phép xây dựng nhà ở:
Một cách chung nhất, bìa hồ sơ xin cấp phép xây dựng nhà ở phải bảo đảm các thông tin sau:
- Tên, thông tin, địa chỉ doanh nghiệp, đơn vị chịu trách nhiệm tư vấn thiết kế hồ sơ thiết kế.
- Dòng chữ: Hồ sơ xin cấp phép xây dựng công trình
- Tên chủ đầu tư, công trình, địa điểm đầu tư.
- Năm thiết kế
- Phê duyệt của các cấp có thẩm quyền
- Xác nhận của đơn vị tư vấn thiết kế.
2) Bản vẽ mặt bằng hiện trạng khu đất và mặt bằng định vị công trình, mặt bằng tổng thể:
Trong đó:
- Mặt bằng hiện trạng khu đất được kiến trúc sư quy hoạch dựa trên số liệu thực tế và giấy tờ , ảnh chụp sổ đỏ mà chủ nhà cung cấp. Kiến trúc sư sẽ thể hiện lại hiện trạng lô đất, kích thước, ranh giới, lộ giới trên bản vẽ thiết kế trong hồ sơ xin cấp phép.
- Dựa trên mặt bằng hiện trạng khu đất, mặt bằng định vị công trình xác định kích thước mặt tiền, chiều sâu của mỗi thiết kế nhà đẹp, thiết kế biệt thự,.. trong bản vẽ hồ sơ thiết kế xin cấp phép xây dựng.
- Mặt bằng tổng thể thể hiện được khái quát vị trí, hướng của ngôi nhà so với đường giao thông. Và sự bố trí, cảnh quan sơ bộ , đâu là sân , đâu và vườn, đâu là không gian để ở,…Mặt bằng tổng thể là bản vẽ thiết kế thể hiện được rõ ràng nhất những điều kiện trên.
3) Bản vẽ kiến trúc trong mẫu hồ sơ xin cấp phép xây dựng nhà ở:
- Mặt bằng kiến trúc các tầng: Đối với nhà cấp 4 là mặt bằng tầng trệt. Nhà 2 tầng là mặt bằng tầng 1, 2. Nhà 3 tầng là mặt bằng tầng 1, 2, 3.
- Mặt bằng kiến trúc tầng áp mái
- Mặt bằng bố trí vì kèo.
- Mặt bằng mái
- Mặt đứng, mặt cắt các trục ngôi nhà.
Mặt bằng thể hiện hình cắt của ngôi nhà.Thể hiện kích thước, vị trí sắp đặt của các chi tiết trong ngôi nhà. Nét vẽ dày, mỏng khác nhau, thể hiện những quy ước khác nhau về kiến trúc các tầng ngôi nhà.
4) Các bản vẽ phần kết cấu trong mẫu hồ sơ xin cấp phép xây dựng nhà ở:
- Mặt bằng kết cấu móng
- Mặt bằng tường móng
- Mặt bằng định vị cột
- Chi tiết móng
- Chi tiết cột
- Mặt bằng thép các tầng
- Mặt bằng thép tầng mái.
- Mặt bằng dầm tầng các tầng
- Mặt bằng dầm tầng mái
- Chi tiết dầm các loại- lanh tô
- Thống kê thép.
5) Bản vẽ cấp, thoát nước trong mẫu hồ sơ xin phép xây dựng nhà ở:
Đối với các bản vẽ cấp thoát nước nói riêng và các bản vẽ kỹ thuật nói chung yêu cầu phải thể hiện càng chi tiết các thông số càng tốt. Điều nãy đã được quy định trong các văn bản nhà nước.
Trên đây là những nội dung cơ bản nhất về thành phần chi tiết các bản vẽ trong bộ hồ sơ xin cấp phép xây dựng nhà ở. Nếu Quý khách hàng đang chuẩn bị xin cấp phép xây dựng nhà ở và đang gặp phải những thắc mắc trong quá trình thực hiện hồ sơ cấp phép hoặc bất cứ vấn đề gì trong quá trình thực hiện hồ sơ thiết kế xin cấp phép, quý vị có thể tìm gặp những người am hiểu trong lĩnh vực kiến trúc hoặc một đơn vị uy tín thiết kế kiến trúc để nhờ giúp đỡ. SHAC cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết.
Kinh nghiệm và năng lực đã được khẳng định, SHAC tự hào sở hữu bộ sưu tập mẫu thiết kế biệt thự kiểu pháp quy mô được chủ đầu tư, đối tác và đồng nghiệp trên toàn quốc đánh giá cao. Những công trình “Độc đáo trong thiết kế – Chất lượng trong thi công” mang thương hiệu SHAC ngày càng được phủ sóng rộng rãi trên các tỉnh thành của đất nước hình chữ S như: Bà Rịa – Vũng Tàu, Bạc Liêu, Mẫu biệt thự 2 tầng kiểu pháp tại Bình Phước, Đắk Lắk, Đồng Nai, Đồng Tháp, Hà Giang, Biệt thự 1 tầng kiểu pháp tại Hải Dương, Hậu Giang, Lạng Sơn, Thiết kế biệt thự pháp tại Quảng Nam, Sóc Trăng, Tây Ninh, Biệt thự kiểu pháp 2 tầng tại Thanh Hóa, Vĩnh Long, Nhà biệt thứ 2 tầng kiểu pháp tại Vĩnh Phúc, Yên Bái, Hải Phòng, Hà Nội, Hồ Chí Minh,… Quý vị hãy liên hệ ngay với chúng tôi để sở hữu cho mình những mẫu nhà đẹp cùng dịch vụ xây nhà đẳng cấp. SHAC hi vọng sẽ tiếp tục nhận được sự tin tưởng hợp tác và nhiệt thành ủng hộ từ Quý đối tác, Quý khách hàng để trình làng thành công nhiều hơn nữa những biệt thự kiểu pháp 3 tầng đẳng cấp, đa dạng về phong cách.
Quý vị cũng có thể xem thêm về bộ sưu tập thiết kế nhà đẹp của SHAC tại đây:
- Tìm hiểu về các loại gỗ công nghiệp trong thiết kế nội thất biệt thự
- Mẫu thiết kế biệt thự phố 2 mặt tiền có công năng tiện ích nhất
- Tham khảo những ngôi nhà biệt thự đẹp nhất Hải Phòng năm 2018
- Xem ngay mẫu biệt thự cổ điển đẹp dễ xây dựng nhất năm 2019
- Điểm danh top 7 nhà biệt thự 3 tầng đẹpnhất năm 2018 của Sơn Hà
- Chi tiết bản vẽ thiết kế biệt thự nhà vườn trên đất 200m2 đẹp và sang
- Khám phá vẻ đẹp của những ngôi biệt thự kiểu châu âu đáng xây nhất mọi thời đại
- Cập nhật tiêu chuẩn thiết kế biệt thự đẹp mới nhất
- Tư vấn phong thủy: cách trang trí nhà cửa rước tài lộc cho người mệnh Thổ
[su_thong_tin_cong_ty]