Tường nhà bị nứt : Nguyên nhân và cách khắc phục
Hiện nay rất nhiều công trình dân dụng từ nhà ở, nhà lô phố, biệt thự phố hay cả những ngôi biệt thự cao cấp như biệt thự hiện đại, biệt thự cổ điển, biệt thự tân cổ điển đều xuất hiện những vết nứt trên tường, điều này gây tâm lý hoang mang, lo lắng cho các gia chủ. Hiện tượng tường xuất hiện những vết nứt có rất nhiều nguyên nhân khác nhau? Vậy cụ thể nguyên nhân đó là gì? Và cách khắc phục chúng ra sao? Mời Qúy vị bạn đọc và chủ đầu tư cùng chúng tôi tìm hiểu trong nội dung bài viết hôm nay.
>>> Chia sẻ kinh nghiệm lựa chọn gạch xây nhà tốt nhất
VAI TRÒ CỦA TƯỜNG TRONG XÂY DỰNG NHÀ Ở
Hiện nay đại đa số các công trình xây dựng dân dụng tại nước ta đều sử dụng gạch để xây tường. Bởi tường đóng một vài trò quan trọng, cụ thể như sau:
- Tường đóng vai trò giới hạn, ngăn cách không gian bên ngoài cũng như bên trong để tạo ra không gian chức năng sử dụng của các phòng, cũng như của toàn bộ ngôi nhà.
- Tường cũng tham gia quá trình chịu lực của ngôi nhà, đóng vai trò tương tự như một thành phần kết cấu trong xây dựng nhà cửa.
- Ngoài các chức năng về kĩ thuật, kết cấu, tường cũng đóng vai trò thẩm mỹ trong việc hoàn thiện bộ mặt thẩm mỹ cho toàn bộ công trình xây dựng.
CÁC YÊU CẦU KHI THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG TƯỜNG
Với những vai trò đó, khâu thiết kế và các kỹ thuật xây tưởng cần được đảm bảo để cấu tạo tường chắc chắn , bền vững nhất, đồng thời, tạo độ cứng và tính ổn định cho công trình hay các chức năng trang trí khác.
Trong kết cấu nhà dân dụng, tường chiếm khoảng 40-65% trọng lượng vật liệu hoàn thiện của cả công trình, tòa nhà. Trong đó, giá thành hoàn thiện nhà chiếm khoảng 20 -40% giá thành của nhà. Do đó, khi lựa chọn vật liệu làm tường cần được thực hiện hợp lý, và phương pháp cấu tạo tường đúng cách cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện và hoàn thiện được ngôi nhà như ý muốn.
Căn cứ vào tác dụng, và vị trí của tường mà khi xây dựng, thiết kế tường nhà cần phải thỏa mãn đến các yêu cầu sau:
- Yêu cầu về cường độ chịu lực: Tương quan với chiều dài tường đảm bảo chịu lực: Trọng lượng bản thân tường, trọng lượng sàn và mái truyền xuống tường. Chịu được lực đẩy ngang của gió, bã, chấn động trong và ngoài nhà.
- Yêu cầu về độ cứng và độ bền của tường: Tương quan với mác của vật liệu sức chịu tải của nền đất và móng tường, chiều cao, chiều dày và chiều dài của tường, đồng thời cũng còn tương quan đến kỹ thuật thi công, kiểu cách khối xây và mạch vữa đảm bảo tính toán của tường.
- Yêu cầu tăng khả năng chịu lực của tường: Khả năng chịu lực của tường cần được tăng cường bằng lanh tô, giằng tường, trụ tường.
- Yêu cầu về vật liệu xây tường: Căn cứ vào yêu cầu sử dụng, cũng như quy luật thay đổi nhiệt độ để chọn vật liệu xây dựng có bề dày và cấu tạo tường sao cho tránh các hiện tượng tường nhà bị nứt.
… Tuy nhiên, trên thực tế xây dựng, nhiều công trình nhà ở, biệt thự được xây dựng và không đảm bảo các yêu cầu trên dẫn đến hiện tượng tường nhà bị nứt sau một thời gian sử dụng hoặc ngay khi công trình vừa xây dựng và hoàn thiện được một thời gian. Vậy nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng tường nhà bị nứt là gì?
NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN HIỆN TƯỢNG TƯỜNG NHÀ BỊ NỨT
Tường nhà bị nứt là một hiện tượng thường xuyên gặp phải đối với các loại tường xây chịu lực bằng bê tông cốt thép . Hiện tượng tường nhà bị nứt xuất hiện thường xuyên và phổ biến trong các công trình nhà ở dân dụng từ nhà lô phố đến các thiết kế biệt thự. Vì thế, khi thấy ngôi nhà có mình xuất hiện các vết nứt, bạn phải tìm hiểu rõ được nguyên nhân để từ đó có những cách khắc phục sao cho hợp lý.
Theo kinh nghiệm của KTS Sơn Hà, hiện tượng tường nhà bị nứt có thể do các nguyên nhân như:
Thứ nhất: Do ảnh hưởng của thời tiết
Tường nhà bị nứt, rạn đôi dưới tác động của thời tiết, khí hậu xung quanh là một nguyên nhân khá phổ biến tại Việt Nam. Thời tiết, môi trường xung quanh thường xuyên ẩm ướt, có mưa, sẽ có tác động không nhỏ đến tường nhà. Tường nhà bị ẩm quá, hoặc quá nóng, thời tiết nóng ẩm quanh năm cũng là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng tường nhà xuất hiện nhiều vết rạn nứt.
Thứ hai: Tường nhà bị nứt do các biện pháp thi công không đảm bảo
Kỹ thuật sơn chát hoàn thiện chưa tốt, chất lượng và tay nghề của đội thợ thi công không tốt chính là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tường nhà bị nứt. Khi trộn vữa chát tường, có thể tỷ lệ trộn không đạt yêu cầu, hoặc kĩ thuật trộn vữa trát, bột trát tường không đều tay… điều này cũng gây ra ra các hiện tường nứt tường.
Thứ ba: Tường nhà bị nứt do nền móng bị lún
Chúng ta đều biết rằng, kết cấu móng nhà là một phần vô cùng quan trọng, là nền tảng cho một ngôi nhà đẹp, bền vững. Kết cấu nền móng không đảm bảo đủ được các yêu cầu về tải trọng trong xây dựng. Nền móng bị lún, yếu cũng là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng tường nhà bị nứt. Những vết nứt do nguyên nhân nền móng yếu sẽ thường xuất hiện ở tường hoặc ở mép cửa sổ. Để hạn chế tối đa hiện tượng này thì ngay từ ban đầu khi chuẩn bị xây dựng và thiết kế biệt thự của gia đình mình, bạn nên tham khảo kĩ các công trình nhà ở đã xây dựng ở xung quanh đấy ra sao, hỏi những người lớn tuổi, đã sinh sống tại khu vực đất xây nhà về địa chất đất ở đây như thế nào để kỹ sư có thể tính toán và đưa ra phương án móng phù hợp với các yêu cầu về an toàn và chịu lực tốt nhất cho cả công trình. Từ đó hạn chế tối đa các hiện tượng nứt, vỡ do nền móng yếu gây ra cho công trình nhà bạn.
Thứ tư: Tường nhà bị nứt do những tác động vật lý vào tường
Những vết nứt tường nhà có thể xuất hiện khi chúng ta tác động một lực mạnh lên tường. Đặc biệt, tường nhà bị nứt do các nguyên nhân tác động vật lý gây ra thường sẽ nhanh chóng lây lan trên toàn bộ bề mặt của tường. Chính vì thế, bạn cần biết và tìm giải pháp khắc phục hiện tượng này để thực sự an tâm về ngôi nhà của mình, cũng như sự bền vững, sang trọng mà ngôi nhà mang lại được.
NHỮNG CÁCH XỬ LÝ KHI TƯỜNG NHÀ BỊ NỨT
* Đối với các vết nứt nhỏ: Đối với những trường hợp tường nhà bị nứt các vết nhỏ do biện pháp thi công không đảm bảo như trộn vữa trát không đều hoặc do lớp sơn quá mỏng gây ra. Đối với trường hợp này, chúng ta cần phải đục lớp vữa ( hồ) cũ ra theo dọc của vết nứt, sau đó tưới nước cho tường đủ ẩm, sau đó sử dụng hỗn hợp xi măng già và cát mịn để trát lại tường. Sau đó sơn chống thấm. Chất lượng của các lớp vữa chát, sơn chống thấm, sơn… là nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng vết nứt nhỏ như thế này trên bề mặt của tường nhà.
* Đối với các vết nứt lớn: Trong trường hơp này chủ nhà cần phải nhanh chóng xử lý vì hiện tượng này có thể lây lan rất nhanh đến toàn bộ bề mặt của tường. Các vùng tường xung quanh cũng có thể bị nứt vỡ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và nguy hại đến công trình. Cách khắc phục của trường hợp này là việc gia chủ nên trám vữa vào những vết nứt để tạo sự bằng phẳng. Tiếp đến là trát một lớp bột lên trên và sơn một lớp sơn chống kiềm.
* Đối với các vết nứt tường sâu: Tường xuất hiện những vết nứt sâu là hiện tượng vết nứt không chỉ xảy ra ở mạch vữa mà còn xảy ra ở cả lớp gạch bên trong cũng có thể bị nứt theo. Trường hợp tường nhà bị nứt sâu như thế này rất khó xử lý, đặc biệt khi chủ nhà là người không có kinh nghiệm xây dựng. Bạn nên tìm những đội thợ xây dựng chuyên nghiệp trong việc sửa chữa nhà cửa sẽ giúp bạn khắc phục được bạn vết nứt sâu như thế này.
* Đối với các vết nứt xuất hiện ở mép cửa sổ hoặc mép tường nhà: Hiện tượng xuất hiện vết nứt tường ở mép cửa sổ hoặc mép tường nhà, phương pháp xử lý là đục lấy đà lanh tô thay vào đó là một cây đà khác dài hơn. Chỉ có như vậy mới bảo đảm sự lâu dài. Cũng có nhiều trường hợp, gia chủ chỉ trám vữa vào vết nứt. Tuy nhiên, cách này cũng không đảm bảo được thời gian sử dụng lâu dài, mà chỉ sau một thời gian ngắn, các vết nứt như vậy sẽ lại tiếp tục xuất hiện.
Trên đây chỉ là một vài hiện tượng tường nhà bị nứt thông thường, dễ gặp phải trong xây dựng dân dụng. Trong nhiều trường hợp, khi các vết nứt tường quá lớn, thậm chí dẫn đến các hiện tượng tường nhà bị nghiêng, lún sụt,… có thể phải phá dỡ tường, hoặc toàn bộ công trình để đảm bảo tính an toàn cho toàn bộ công trình nhà ở.
Kinh nghiệm và năng lực đã được khẳng định, SHAC tự hào sở hữu bộ sưu tập mẫu thiết kế biệt thự kiểu pháp quy mô được chủ đầu tư, đối tác và đồng nghiệp trên toàn quốc đánh giá cao. Những công trình “Độc đáo trong thiết kế – Chất lượng trong thi công” mang thương hiệu SHAC ngày càng được phủ sóng rộng rãi trên các tỉnh thành của đất nước hình chữ S như: Bà Rịa – Vũng Tàu, Bạc Liêu, Mẫu biệt thự 2 tầng kiểu pháp tại Bình Phước, Đắk Lắk, Đồng Nai, Đồng Tháp, Hà Giang, Biệt thự 1 tầng kiểu pháp tại Hải Dương, Hậu Giang, Lạng Sơn, Thiết kế biệt thự pháp tại Quảng Nam, Sóc Trăng, Tây Ninh, Biệt thự kiểu pháp 2 tầng tại Thanh Hóa, Vĩnh Long, Nhà biệt thứ 2 tầng kiểu pháp tại Vĩnh Phúc, Yên Bái, Hải Phòng, Hà Nội, Hồ Chí Minh,… Quý vị hãy liên hệ ngay với chúng tôi để sở hữu cho mình những mẫu nhà đẹp cùng dịch vụ xây nhà đẳng cấp. SHAC hi vọng sẽ tiếp tục nhận được sự tin tưởng hợp tác và nhiệt thành ủng hộ từ Quý đối tác, Quý khách hàng để trình làng thành công nhiều hơn nữa những biệt thự kiểu pháp 3 tầng đẳng cấp, đa dạng về phong cách.
Quý vị cũng có thể xem thêm về bộ sưu tập thiết kế nhà đẹp của SHAC tại đây:
- Thủ tục xin cấp phép xây dựng nhà ở dân dụng cập nhật mới nhất
- Tìm hiểu về các loại gỗ công nghiệp trong thiết kế nội thất biệt thự
- Mẫu thiết kế biệt thự phố 2 mặt tiền có công năng tiện ích nhất
- Tham khảo những ngôi nhà biệt thự đẹp nhất Hải Phòng năm 2018
- Xem ngay mẫu biệt thự cổ điển đẹp dễ xây dựng nhất năm 2019
- Điểm danh top 7 nhà biệt thự 3 tầng đẹpnhất năm 2018 của Sơn Hà
- Chi tiết bản vẽ thiết kế biệt thự nhà vườn trên đất 200m2 đẹp và sang
- Khám phá vẻ đẹp của những ngôi biệt thự kiểu châu âu đáng xây nhất mọi thời đại
- Cập nhật tiêu chuẩn thiết kế biệt thự đẹp mới nhất
[su_thong_tin_cong_ty]