Tìm hiểu về các loại gỗ công nghiệp trong thiết kế nội thất biệt thự

Gỗ là vật liệu được ưu tiên số 1 trong thiết kế nội thất, tuy nhiên giá thành của vật liệu này lại khá cao. GiảiPháp được đưa ra đó là những loại gỗ công  nghiệp có chất lượng không thua kém gì gỗ tự nhiên mà giá thành lại phù hợp với đa số chủ đầu Việt.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại gỗ công nghiệp đã được  ưu tiên sử dụng trong thiết kế nội thất bởi những ưu điểm nổi bật. Trong đó, phải kể đến các loại cốt gỗ như MFC, MDF, HDF,... cùng các chất liệu bề mặt như Melamine, Laminate, Veneer,...Mỗi loại lại có ưu, nhược điểm khác nhau. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi xin được giới thiệu đến bạn một số loại gỗ công nghiệp được tin dùng trong thiết kế thi công nội thất nhà ở dân dụng tại Việt Nam.

Hình ảnh: Các loại gỗ công nghiệp trong thiết kế nội thất biệt thự được ưa chuộng nhất

GỖ CÔNG NGHIỆP LÀ GÌ?

Thuật ngữ “gỗ công nghiệp” dùng để phân biệt với loại “gỗ tự nhiên” – là loại gỗ lấy từ thân cây gỗ. Còn gỗ công nghiệp là loại gỗ sử dụng keo hay hóa chất kết hợp với gỗ vụn để làm ra tấm gỗ.

Gỗ công nghiệp có tên quốc tế là Wood – Based Panel. Gỗ công nghiệp đa số được làm từ các nguyên liệu thừa, nguyên liệu tận dụng, tái sinh, ngọn cành của cây gỗ tự nhiên.

Các sản phẩm nội thất gỗ công nghiệp hiện nay thường có 2 thành phần cơ bản, đó là: cốt gỗ công nghiệp và lớp bề mặt. Để hiểu rõ hơn về các thành phần này, mời bạn theo dõi các phần tiếp theo.

TÌM HIỂU ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC LOẠI GỖ CÔNG NGHIỆP HIỆN NAY

Sau đây là một số đặc điểm chung của các loại gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay:

  • Tất cả các loại ván gỗ công nghiệp đều được làm từ dăm gỗ hoặc bột gỗ trọn với keo và hóa chất nên sẽ tạo được bề mặt lớn, nhiều màu sắc, tính đồng nhất trong sản phẩm.
  • Gỗ công nghiệp có sử dụng keo, hóa chất để sản xuất nên mối mọt sẽ kén và chậm ăn hơn gỗ tự nhiên.
  • Tất cả các loại ván công nghiệp chịu ẩm, chịu nước kém (một số loại ván tốt thì chịu được thời gian lâu hơn).
  • Các loại ván gỗ công nghiệp chỉ kháng, chống nước chứ không chống ngập (tức là ngâm trong nước từ ngày này qua tháng nọ). Hơn nữa, trong tất cả các loại ván công nghiệp thì chỉ có loại Picomat (ván nhựa PVC) là chống thấm nước tốt nhất.
  • Loại ván tiệm cận về mức độ chống nước cũng rất tốt đó là ván CDF, thường dùng cho các khu vực vệ sinh hay khu vực có mức độ ẩm cao. Tuy nhiên giá thành cao. Thị trường nội thất gỗ công nghiệp hiện nay phổ biến nhất vẫn là các dòng MFC, MDF và HDF.
  • Các dòng cao cấp như CDF, POLYWOOD, PICOMAT giá thành quá cao. Không phải ai cũng đủ kinh phí để đầu tư cho đồ gỗ nội thất.

*Một số chú ý:

  • Thuật ngữ MDF, MFC, HDF, Polywood…dùng để nói đến kết cấu (lõi) của từng loại ván gỗ.
  • Thuật ngữ Veneer, Acrylic, Laminate, Melamine…dùng để mô tả bề mặt hoàn thiện của sản phẩm.
  • Khi nói đến MDF sơn, MDF Verneer, Laminate, Acrylic,… tức là nói đến bề mặt đã hoàn thiện của sản phẩm. Dù là hoàn thiện bề mặt nào, thì cốt lõi vẫn dựa các dòng sản phẩm trên.

>>> Xem ngay: 6 sai lầm tai hại khi chọn vật liệu lát sàn gây tức mắt, khó chịu của các gia đình Việt

CÁC LOẠI GỖ CÔNG NGHIỆP ĐƯỢC DÙNG PHỔ BIẾN TRONG THIẾT KẾ NỘI THẤT NHÀ Ở HIỆN NAY

1)  Ván MFC

Ván MFC là loại cốt gỗ được tạo thành từ các cành cây, nhánh cây hoặc thân cây gỗ rừng trồng (bạch đàn, keo, cao su...), có độ bền cơ lý cao, kích thước bề mặt rộng, phong phú về chủng loại. Sau đó được đưa vào máy nghiền nát thành dăm và trộn với keo đặc chủng để ép ra thành các tấm ván với các độ dày khác nhau như 9ly, 12ly, 15ly, 18ly, 25ly, cốt gỗ ván dăm có nhiều loại như cốt trắng, cốt xanh chịu ẩm, cốt đen… Kích thước tấm ván theo quy chuẩn: 1220mm x 2440mm.

Ván MFC thường sung trong văn phòng, thi công nội thất showroom, nhà hàng, khách sạn, sân bay, trường học,… Ván MFC có 2 loại: MFC thường và MFC chống ẩm.

*Ưu điểm của MFC:

  • Nhiều màu sắc.
  • Thi công nhanh và inh động.
  • Giá thành thấp.

*Nhược điểm của MFC:

  • Liên kết yếu, chịu ẩm kém.
  • Dễ bị mẻ cạnh nếu không có máy móc chuyên dụng.
  • Hạn chế chỉnh sửa khi thi công, đòi hỏi sử dụng kỹ, đúng cách.

>>> Chia sẻ cách chọn gạch lát sàn đẹp và phù hợp với từng không gian trong ngôi nhà của bạn

2)  Ván MDF

Ván MDF là chữ viết tắt của từ Medium Density Fiberboard. Đây là loại cốt gỗ được tạo thành từ các cành cây, nhánh cây sau đó được đưa vào máy nghiền nát thành bột và trộn với keo đặc chủng để ép ra thành các tấm ván với các độ dày khác nhau như 3ly, 6ly, 9ly, 12ly, 15ly, 18ly, 25ly. Kích thước tấm ván: 1220mm x 2440mm.

Bạn có thể nhìn thấy sự khác biệt hoàn toàn giữa ván dăm và ván mịn. Đúng như tên gọi, ván mịn nhìn bằng mắt thường đều thấy được sự nhẵn nhụi, bằng phẳng của bề mặt cốt gỗ. Với công nghệ phức tạp hơn, nên MDF có giá trị cao hơn so với ván dăm. Đây là nguyên liệu chủ yếu tạo thành nguyên liệu phục vụ tạo ra các sản phẩm nội thất văn phòng: bàn văn phòng cao cấp, tủ tài liệu văn phòng, hộc di động...

Có 4 loại ván MDF được phân loại dựa theo chủng loại gỗ làm ra bột gỗ và chất kết dính cũng như các phụ gia là:

  • MDF dùng trong nhà (các sản phẩm nội thất).
  • MDF chịu nước: dùng cho một số yêu cầu ngoài trời, nơi ẩm ướt.
  • MDF mặt trơn: để có thể sơn ngay, không đòi hởi phải chà nhám nhiều
  • MDF mặt không trơn: dùng để tiếp tục dán ván lạng (Veneer).

*MDF có ưu điểm:

  • Bề mặt lớn, độ cứng tiêu chuẩn, dễ thi công cũng như hoàn thiện bề mặt theo ý muốn (sơn, veneer, laminate…).
  • Có thể sửa đổi trong quá trình thi công mà không để lại sai khác trên bề mặt.
  • Nếu là MDF chống ẩm thì có thêm phụ gia chống nước, nhưng không hoàn toàn triệt để (Kiểu như vô tình làm đổ nước lên, hoặc lỡ bị mưa tạt vào thì vẫn không sao).
  • MDF chống ẩm có thể chịu được nước ngâm trong 72 giờ.

*Nhược điểm của MDF:

  • Mức độ chịu ẩm trung bình.
  • Giá thành cao (nếu dùng loại MDF chống ẩm).

3)  Ván HDF (siêu chống ẩm)

HDF được gia cố với hơn 80% là gỗ tự nhiên và hỗn hợp hóa chất, được nung với nhiệt độ cao nên độ nén, cứng và chống cong vênh tốt hơn nhiều so với MDF & MFC. Thường được sử dụng làm sàn gỗ, cửa đi, hoặc các vách ngăn có tính chịu lực cao. HDF có kích thước 2.000mm x 2.400mm, có độ dày từ 6mm – 24mm tùy theo yêu cầu.

Hình ảnh: HDF được gia cố với hơn 80% là gỗ tự nhiên và hỗn hợp hóa chất, được nung với nhiệt độ cao nên độ nén, cứng và chống cong vênh tốt

*Ưu điểm của HDF:

  • Chịu nước, độ cứng cao.
  • Chống cong vênh cực tốt.
  • Chịu nhiệt cũng như cách âm tốt.
  • Thớ gỗ đẹp, bề mặt đồng nhất.
  • Có thể sử dụng ngoài trời.
  • Tốt cho sức khỏe (80% là gỗ tự nhiên).

*Nhược điểm của HDF: Giá đắt tương đương các loại gỗ tự nhiên, loại thông thường.

Ngoài ra còn có các loại cao cấp hơn như CDF, POLYWOOD, PICOMAT,… Tuy nhiên trong phạm vi bài viết và này không đề cập đến. Vì đây là những loại có xu hướng người dùng ít, giá thành quá cao.

Kinh nghiệm và năng lực đã được khẳng định, SHAC tự hào sở hữu bộ sưu tập mẫu thiết kế biệt thự kiểu pháp quy mô được chủ đầu tư, đối tác và đồng nghiệp trên toàn quốc đánh giá cao. Những công trình “Độc đáo trong thiết kế – Chất lượng trong thi công” mang thương hiệu SHAC ngày càng được phủ sóng rộng rãi trên các tỉnh thành của đất nước hình chữ S như: Bà Rịa – Vũng Tàu, Bạc Liêu, Mẫu biệt thự 2 tầng kiểu pháp tại Bình Phước, Đắk Lắk, Đồng Nai, Đồng Tháp, Hà Giang, Biệt thự 1 tầng kiểu pháp tại Hải Dương, Hậu Giang, Lạng Sơn, Thiết kế biệt thự pháp tại Quảng Nam, Sóc Trăng, Tây Ninh, Biệt thự kiểu pháp 2 tầng tại Thanh Hóa, Vĩnh Long, Nhà biệt thứ 2 tầng kiểu pháp tại Vĩnh Phúc, Yên Bái, Hải Phòng, Hà Nội, Hồ Chí Minh,… Quý vị hãy liên hệ ngay với chúng tôi để sở hữu cho mình những mẫu nhà đẹp cùng dịch vụ xây nhà đẳng cấp. SHAC hi vọng sẽ tiếp tục nhận được sự tin tưởng hợp tác và nhiệt thành ủng hộ từ Quý đối tác, Quý khách hàng để trình làng thành công nhiều hơn nữa những biệt thự kiểu pháp 3 tầng đẳng cấp, đa dạng về phong cách.

Quý vị cũng có thể xem thêm về bộ sưu tập thiết kế nhà đẹp của SHAC tại đây:

[su_thong_tin_cong_ty]

Share:

Từ khóa

Bài viết liên quan