Cập nhật chi tiết tất cả về thủ tục xin giấy phép xây dựng năm 2019
Chúng ta đều hiểu rằng, việc nắm rõ những thủ tục quan trọng của việc xin giấy phép xây dựng cho bất cứ công trình nào dù là nhà ở dân dụng, biệt thự cổ điển, biệt thự tân cổ điển, biệt thự hiện đại hay khách sạn đẹp,... sẽ giúp các chủ đầu tư có quá trình thiết kế và thi công công trình của gia đình mình một cách suôn sẻ, thuận lợi. Bởi ai cũng biết, việc bị cơ quan chức năng đình chỉ hoạt động thi công và xử phạt hành chính là rất phiền phức và gây thiệt hại trong khi việc thiết kế thi công biệt thự nhà đẹp. Do vậy, trước mỗi quyết định xây dựng nhà ở, chúng tôi đều cùng các khách hàng chuẩn bị tốt nhất cho các thủ tục xin cấp phép xây dựng.

Hình ảnh: Cập nhật chi tiết tất cả về thủ tục xin giấy phép xây dựng năm 2019
Trong nội dung bài viết hôm nay, chúng tôi xin tổng hợp và chia sẻ tới chủ đầu tư, Qúy khách hàng những cập nhật chi tiết nhất tất cả các thủ tục xin cấp phép xây dựng mới nhất năm 2019. Mời Qúy vị cùng tham khảo.
XÁC ĐỊNH ĐÚNG NHU CẦU XIN GIẤY PHÉP XÂY DỰNG CỦA MÌNH
Thực tế đã cho thấy rằng có rất nhiều loại giấy phép khác nhau, Cụ thể đó là các loại giấy phép như: Giấy phép xây dựng mới, Sửa chữa – Cải tạo và Di dời công trình.
Vì tính chất khác nhau nên mỗi loại giấy phép lại có những điều lệ và thủ tục không giống nhau. Do đó, trước hết, việc đầu tiên cần làm là bạn phải biết chính xác mình cần loại giấy phép nào để tránh sai sót không đáng có hoặc tránh việc mất công mất sức mà không mang lại hiệu quả.

Hình ảnh: Việc xác định đúng nhu cầu xin giấy phép của mình sẽ giúp chủ đầu tư tiết kiệm công sức và thời gian
Ngoài ra, bạn còn cần phải lưu ý vì có một số trường hợp được miễn giấy phép xây dựng như nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị,… Đặc biệt, nhà ở nông thôn được phép miễn giấy phép xây dựng phải không nằm trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hoá.
Chúng tôi xin chia sẻ thêm rằng, bạn chỉ cần tìm hiểu kỹ ngay từ đầu là bạn đã có thể tiết kiệm được thời gian và công sức cho mình.
HỒ SƠ XIN CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG GỒM NHỮNG GÌ?
Để được cấp phép xây dựng công trình và nhà ở dân dụng nói chung, bạn cần có đầy đủ các loại giấy tờ đã được quy định để có thể tiến hành thủ tục hợp lệ.

Hình ảnh: Hồ sơ xin giấy phép xây dựng năm 2019 gồm những gì?
Chúng tôi xin được nêu tên các loại giấy tờ chính mà bạn cần phải chuẩn bị như sau:
– Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng (theo mẫu đối với từng trường hợp, từng loại công trình).
– Bản sao có chứng thực một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai; giấy tờ về quyền sở hữu công trình, nhà ở, đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo; giấy uỷ quyền, đối với trường hợp được chủ sở hữu công trình uỷ quyền thực hiện sửa chữa, cải tạo; quyết định cho phép đầu tư xây dựng của cấp có thẩm quyền đối với công trình ngầm đô thị; quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
– Hai bộ bản vẽ thiết kế do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực thực hiện và đã được chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt theo quy định. Mỗi bộ gồm:
+ Bản vẽ mặt bằng vị trí công trình trên lô đất, mặt bằng ranh giới lô đất, bản vẽ bình đồ (đối với công trình theo tuyến), sơ đồ đấu nối với hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào của công trình (giao thông, thoát nước);
+ Bản vẽ các mặt bằng, các mặt đứng, mặt cắt chủ yếu của công trình;
+ Bản vẽ mặt bằng móng, mặt cắt móng, các bản vẽ kết cấu chịu lực chính (móng, khung, tường, mái chịu lực);
+ Bản vẽ hệ thống PCCC đã được thẩm duyệt đối với công trình thuộc danh mục yêu cầu phải thẩm duyệt phương án phòng chống cháy, nổ theo quy định của pháp luật về PCCC;
+ Đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo thì phải có các bản vẽ về vị trí, hạng mục cần cải tạo, nếu có ảnh hưởng đến kết cấu công trình thì phải có báo cáo kết quả khảo sát, đánh giá chất lượng kết cấu cũ liên quan đến các hạng mục cải tạo và các biện pháp gia cố xác định đủ điều kiện để sửa chữa, cải tạo, kèm theo ảnh chụp hiện trạng công trình xin phép cải tạo và công trình lân cận.
– Đối với trường hợp lắp đặt thiết bị hoặc kết cấu khác vào công trình đã xây dựng, nhưng không thuộc sở hữu của chủ đầu tư thì phải có bản sao có chứng thực Hợp đồng với chủ sở hữu công trình.
– Quyết định phê duyệt dự án kèm theo văn bản chấp thuận đầu tư của cơ quan có thẩm quyền, ý kiến bằng văn bản về thiết kế cơ sở (nếu có) của cơ quan quản lý nhà nước theo quy định.
Lưu ý quan trọng nữa là đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình kế bên hoặc nếu là công trình xây dựng của doanh nghiệp thì còn phải có Giấy phép đăng kí kinh doanh.
ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG
Thông tin quan trọng tiếp theo mà bạn cần nắm rõ để chuẩn bị tốt cho việc xin giấy phép xây dựng chính là địa điểm và thời gian cấp giấy phép xây dựng.

Hình ảnh: Thông tin quan trọng tiếp theo mà bạn cần nắm rõ để chuẩn bị tốt cho việc xin giấy phép xây dựng chính là địa điểm và thời gian cấp giấy phép xây dựng
1) Địa điểm nộp hồ sơ xin cấp phép xây dựng
Bạn có thể nộp hồ sơ trực tiếp đến UBND quận, huyện để xin cấp phép xây dựng. Hoặc nếu nhà bạn ở vùng nông thôn thuộc địa giới hành chính xã thì có thể đến UBND xã để làm thủ tục.
Cơ quan hành chính sẽ căn cứ những quy định hiện hành và các điều kiện được cấp giấy phép xây dựng để quyết định việc cấp giấy phép xây dựng.
2) Thời gian nộp hồ sơ xin cấp phép xây dựng
Thời gian cấp giấy phép cũng tuỳ thuộc vào tính chất của công trình nhà ở:
- Tối đa là 20 ngày làm việc đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng mới, bao gồm cả giấy phép xây dựng tạm, giấy phép xây dựng điều chỉnh, giấy phép di dời.
- 15 ngày làm việc đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị.
- 10 ngày làm việc đối với nhà ở nông thôn, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Còn nếu trường hợp của bạn là yêu cầu cấp lại hoặc gia hạn giấy phép xây dựng thì thời gian sẽ là không quá 10 ngày làm việc.
NHẬN KẾT QUẢ VÀ ĐÓNG LỆ PHÍ
Sau khi nộp hồ sơ xong thì bạn chỉ việc chờ đến ngày nhận kết quả và nộp lệ phí được ghi rõ trong giấy biên nhận.
Tuy nhiên, trong trường hợp bạn muốn gia hạn giấy phép xây dựng thì phải tiến hành trong 30 ngày trước khi giấy phép hết hạn đối với công trình chưa được khởi công. Bạn chú ý rằng bạn chỉ có quyền gia hạn đúng một lần và sau 6 tháng, nếu công trình vẫn chưa khởi công xây dựng thì bạn phải một lần nữa làm thủ tục xin giấy phép xây dựng mới, rất phiền phức.
Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về thủ tục xin giấy phép xây dựng 2019. Hi vọng bài viết đã mang đến cho Qúy vị những thông tin tham khảo hữu ích, hỗ trợ hiệu quả để bạn chuẩn bị thật tốt các thủ tục xin cấp pháp xây dựng công trình của mình.
Kinh nghiệm và năng lực đã được khẳng định, SHAC tự hào sở hữu bộ sưu tập mẫu thiết kế biệt thự kiểu pháp quy mô được chủ đầu tư, đối tác và đồng nghiệp trên toàn quốc đánh giá cao. Những công trình “Độc đáo trong thiết kế – Chất lượng trong thi công” mang thương hiệu SHAC ngày càng được phủ sóng rộng rãi trên các tỉnh thành của đất nước hình chữ S như: Bà Rịa – Vũng Tàu, Bạc Liêu, Mẫu biệt thự 2 tầng kiểu pháp tại Bình Phước, Đắk Lắk, Đồng Nai, Đồng Tháp, Hà Giang, Biệt thự 1 tầng kiểu pháp tại Hải Dương, Hậu Giang, Lạng Sơn, Thiết kế biệt thự pháp tại Quảng Nam, Sóc Trăng, Tây Ninh, Biệt thự kiểu pháp 2 tầng tại Thanh Hóa, Vĩnh Long, Nhà biệt thứ 2 tầng kiểu pháp tại Vĩnh Phúc, Yên Bái, Hải Phòng, Hà Nội, Hồ Chí Minh,… Quý vị hãy liên hệ ngay với chúng tôi để sở hữu cho mình những mẫu nhà đẹp cùng dịch vụ xây nhà đẳng cấp. SHAC hi vọng sẽ tiếp tục nhận được sự tin tưởng hợp tác và nhiệt thành ủng hộ từ Quý đối tác, Quý khách hàng để trình làng thành công nhiều hơn nữa những biệt thự kiểu pháp 3 tầng đẳng cấp, đa dạng về phong cách.
Quý vị cũng có thể xem thêm về bộ sưu tập thiết kế nhà đẹp của SHAC tại đây:
- Các mẫu thiết kế biệt thự nhà vườn được săn lùng nhiều nhất xu hướng 2019
- Khám phá các mẫu nhà biệt thự tân cổ điển đẹp nhất mọi thời đại
- Sở hữu ngay mẫu thiết kế biệt thự 3 tầng 2 mặt tiền đẹp chuẩn phong thủy
- Tổng hợp các bản vẽ kiến trúc biệt thự “đắt giá” nhất thị trường xây dựng Việt
- Danh sách những mẫu biệt thự 3 tầng cổ điển tinh tế đến từng chi tiết mà bạn không nên bỏ qua
- Hé lộ top 10 nhà biệt thự kiểu Pháp đẹp và sang nhất mọi xu hướng
- Khám phá những ngôi nhà biệt thự đẹp quy mô hoành tráng nổi bật nhất năm 2018
- Những mẫu thiết kế kiến trúc biệt thự kiểu Pháp khiến nhiều người mê mẩn
- Xem ngay bản vẽ thiết kế nhà biệt thự 3 tầng đẹp nhất và vững chãi cùng thời gian
[su_thong_tin_cong_ty]